[Theravada] Tường Giải Thanh Tịnh Đạo - Bộ 4 Quyển

Giỏ hàng

 

Chia sẻ

Facebook Twitter Google Buzz Link hay
Giá bán: 650.000 VNĐ

Chương đầu tiên đề cập đến Giới hay Sīla. Không may là cuốn sách chỉ đề cập đến giới của bậc xuất gia. Cuốn sách này thực tế được viết cho người xuất gia. Vì thế chương đầu được dành riêng để bàn đến giới của người xuất gia. Việc thanh tịnh giới được nhấn mạnh rất nhiều ở chương này.

Ở Miến có câu nói rằng nếu một vị Tỳ-kheo nghiên cứu Visuddhi Magga (Thanh Tịnh Đạo), sau khi nghiên cứu xong, vị ấy hoặc sẽ quyết định xả y hoặc sẽ đi vào rừng hành thiền. Điều này là do Giới phải được giữ rất trong sạch và để giữ cho tất cả Giới này được trong sạch thật là khó. Vì thế một số vị có thể trở nên vỡ mộng hay sợ bị ô nhiễm hay không thanh tịnh nên quyết định xả y hoàn tục. Hoặc nếu vị ấy là một vị sư tốt thực sự, thì vị ấy sẽ chọn giữ giới và đi vào rừng hành thiền.

- Học nhân: Vị ấy đi vào rừng hành thiền hay chỉ học ?

- Thầy: Vâng. Thực ra tất cả các vị Tỳ-kheo đều phải học (bộ Visuddhi Magga này) bởi vì nếu vị ấy quan tâm đến thiền vị ấy phải học nó. Những chỉ dẫn cho việc hành thiền được giải thích chi tiết trong cuốn sách này. Mọi người hay mọi vị sư muốn hành thiền ít nhất cũng phải có chút hiểu biết nào đó về cuốn sách ấy, mặc dù họ có thể không cần phải đọc hết toàn bộ cuốn sách. Có thể xem đây là cuốn cẩm nang của các vị thiền sư cũng như thiền sinh vậy.

- U Sila Nanda -

=========

>> [ Kinh Phật ]

>> Tủ sách Phật Giáo

>> Sách Thầy Viên Minh

>> Phật Giáo Nguyên Thủy

>> Vật Phẩm Phật Giáo (New)

>> Sách Xưa

>> Sách Tuyển Chọn

Cảo thơm lần giở trước đèn

Nhiều sách cổ, quý hiếm, được tái tạo bảo tồn.

Sách của Phạm Công Thiện, Bùi Giáng, Lê Mạnh Thát, Nghiêm Xuân Tú, Hoà Thượng Thích Minh Châu, Thiền sư Thích Nhất Hạnh,...

 
 

Sản phẩm liên quan

 

Mô tả sản phẩm

Tên của cuốn sách nguyên bản là Visuddhi Magga vốn có nghĩa con đường đưa đến sự thanh tịnh. “Magga” nghĩa là con đường. “Visuddhi” là sự thanh tịnh hay sự thuần khiết.

Cuốn sách này được viết bằng ngôn ngữ Pāli. Thực ra thì Pāli không phải là tên của ngôn ngữ. Nó là tên của một loại hình văn học Pāli gọi là “Chánh Văn”. Chữ Pāli được dùng để phân biệt với Atthakathās (Chú Giải) và Tikas (Phụ Chú Giải). Ngôn ngữ được người ta biết đến như là Pāli có niên đại trễ hơn sau này. Chữ Pāli có thể có nghĩa là Chánh Văn và cũng là ngôn ngữ trong đó các nguyên văn được ghi lại. Chánh Văn bao gồm Vinaya (Luật), Kinh (Sutta) và Vi-diệu Pháp (Abhidhamma). Hay nói khác hơn Kinh, Luật và Vi-diệu Pháp được gọi là Pāli. Các bản Chú Giải được gọi là “Atthakathās” và Phụ Chú Giải được gọi là “Tikas”.

Bộ Thanh Tịnh Đạo này thuộc về loại Chú Giải (“Atthakathās”), một trong ba loại hình văn học Pāli. Thứ nhất là Chánh Văn. Kế đến là Chú Giải. Sau đó là chú giải trên chú giải hay Phụ Chú Giải.

Tác giả của cuốn sách là Tôn-giả Buddhaghosa. Tên cụ thể là Bhadantācariya Buddhaghosa. Thực ra tên riêng của ngài là Buddhaghosa. Chữ đứng trước là Bhadantācariya. “Bhadantā” có nghĩa là đáng tôn kính và “Acariya” là người thầy. Theo nghĩa này tên của ngài thường được dịch là tôn giả Buddhaghosa. Buddhaghosa là tên riêng. “Buddha” có nghĩa là Phật còn Ghosa có nghĩa là tiếng nói hay âm. Như vậy “Buddhaghosa” có nghĩa là tiếng nói của Phật hay Phật Âm.

Ngài đã viết hoặc biên tập rất nhiều bản Chú Giải. Thanh Tịnh Đạo (Visuddhi Magga) không phải là bộ Chú Giải duy nhất ngài viết. Nhưng dường như bộ sách này được ngài viết trước rồi mới đến các bộ Chú Giải sau đó. Chúng tôi không biết các bộ sách của ngài được xuất bản theo tuần tự từng bộ một hay nhiều ít như thế nào trong cùng một thời gian. Có điều các bản Chú Giải khác luôn luôn nhắc đến Thanh Tịnh Đạo khi cần nói chi tiết một điều gì. Vì thế chúng tôi cho rằng bộ Thanh Tịnh Đạo này được viết trước và rồi các bộ Chú Giải khác đến sau.

Mặc dù Thanh Tịnh Đạo được gọi là “Chú Giải”, nhưng nó không phải Chú Giải cho một bài kinh (Sutta) đặc biệt nào hay cho một tập Kinh đặc biệt nào, hay cho một Tạng (Pitaka) đặc biệt nào cả. Nó được gọi là Chú Giải chung cho tất cả Chánh Văn.

Tôn-giả Buddhaghosa sống vào thế kỷ thứ năm. Như vậy ngài sinh sau Đức Phật khoảng 900 năm. Các bản Chú Giải ngài viết không phải theo sự sáng tác riêng của ngài. Về khởi thủy, chúng không phải là tác phẩm của ngài bởi vì các hình thức Chú Giải đã có mặt trong suốt thời kỳ Đức Phật. Có thể nói các hình thức Chú Giải đã được lưu truyền bằng miệng từ thế hệ này sang thế hệ khác. Về sau chúng được viết thành văn tự và đưa đến Tích Lan (Sri Lanka). Một số đã được dịch ra tiếng Sinhalese. Sau này, vào thế kỷ thứ năm Tôn-giả Buddhaghosa, một người gốc Ấn Độ, đi đến Tích Lan và làm việc với các vị sư tại ngôi đại tự ở Anurādhapura vốn là thành trì của Thượng Tọa Bộ Phật Giáo (Theravāda Buddhism).

Ngài được phép viết các bản Chú Giải này và vì thế ngài đã viết bộ Thanh Tịnh Đạo cho Tăng Già (Sangha) ở đó. Tất cả những tác phẩm ngài viết đều được chấp nhận như một loại văn học diễn giải xác thực về Chánh Kinh hay Pāli. Có một bản Chú Giải cho bộ Chú Giải này mà chúng tôi gọi nó là “Phụ Chú Giải". Tên của nó là Paramatthamañjūsa hay Chú Giải Thanh Tịnh Đạo. Nó được đề cập trong phần giới thiệu của cuốn sách này. Bộ Phụ Chú Giải đó được viết bởi một bậc thầy hay một vị sư tên là Tôn-giả Dhammapāla. Tôi không chắc là ngài thuộc thời đại nào, có lẽ vào khoảng thế kỷ thứ bảy.

Mục đích của ngài khi viết bộ sách này, như tên cuốn sách đã hàm ý, là để chỉ cho người ta con đường tịnh hóa tâm hay con đường đưa đến sự thanh tịnh. “Con đường đưa đến sự thanh tịnh” có nghĩa là thanh tịnh tâm khỏi những bất tịnh hay phiền não. Vì thế thực tế nó là một cuốn sách nói về thiền. Chúng ta có thể xem nó như một cuốn cẩm nang về thiền được viết bởi một vị sư cho các vị sư.

Khi ngài viết bộ sách này, ngài cho rằng những người đọc nó đã có một kiến thức về Vi-diệu Pháp. Vì thế ở một số đoạn trong cuốn sách này sẽ không dễ hiểu nếu không có kiến thức về Vi-diệu Pháp.

Mục đích khi viết cuốn sách này chỉ là để giúp những người muốn hành thiền mà thôi. Vì thế các loại thiền khác nhau đã được giải thích trong cuốn sách. Trong một số trường hợp chúng được giải thích rất chi li.

Khi biên soạn cuốn sách này, ngài viết theo cấu trúc đã được Đức Phật gợi ý ở một trong những bài Kinh (Suttas). Tác giả chọn một bài kệ trong Tương Ưng Bộ (Samyutta Nikāya) thuộc Kinh Tạng. Bài kệ đó được đưa ra ngay phần mở đầu của cuốn sách. Theo bài kệ đó hay theo cách chúng ta có thể nói là theo thiết kế của Đức Phật cho sự phát triển tâm linh, ngài đã cấu trúc cuốn sách này.

Có ba giai đoạn để phát triển tâm linh trong dự kiến của Đức Phật. Thứ nhất là Giới (Sīla). Thứ hai là Định (Samādhi). Và thứ ba là Tuệ (Paññā). Giới là nền tảng trên đó Định và Tuệ được xây dựng. Không có giới không thể có định. Và không có định thì không thể có tuệ hay sự thể nhập vào bản chất của các pháp. Ba giai đoạn phát triển này được thực hành theo tuần tự. Tác giả, ngài Buddhaghosa, đã theo cấu trúc này.

Giới được mô tả trong hai chương đầu. Chương thứ nhất đề cập về giới. Chương thứ hai đề cập về những gì chúng ta gọi là khổ hạnh. Khổ hạnh hay hành đầu đà là để thanh tịnh thêm về giới.

Từ chương ba cho đến chương mười ba Định được giải thích. Trong những chương này bốn mươi đề mục thiền định được giải thích chi tiết. Hai chương cuối trong phần này tác giả đưa ra những lợi ích của thiền định.

Từ chương mười bốn cho đến chương hai mươi ba tuệ hay paññā được mô tả. Như vậy có hai mươi ba chương trong bộ sách này. Trong các chương từ mười bốn đến mười bảy một kiến thức có tính lý thuyết về uẩn, xứ, căn, nhân và v.v... được giải thích. Sự mô tả về thiền minh sát bắt đầu với chương tám cho đến hết chương hai mươi hai. Chương cuối cùng, chương hai mươi ba, giải thích những lợi ích của việc tu tập minh sát.

Thông tin thêm

Sách cũng có bán tại DAVIBOOKS - SÁCH ĐẤT VIỆT, chi nhánh:

-  A30/9 QL50, Bình Hưng, Bình Chánh, TP.HCM (028. 6265 2039)

Davibooks đem đến cho Quý độc giả những cuốn sách mới nhất, nhanh nhất, và chất lượng nhất.

Thông tin sản phẩm

Sách giảm giá

Nhận xét sản phẩm

Không tìm thấy nhận xét nào cho sản phẩm này
 

Viết nhận xét

Vui lòng đăng nhập để đăng nhận xét